Dựa vào cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nước nóng năng lượng mặt trời người ta có thể chia chúng thành 3 loại cơ bản. Bao gồm các loại máy nước nóng năng lượng thái dương chân không, dạng ống dầu và loại tấm phẳng.
Máy nước nóng năng lượng mặt trời ống chân không
Máy nước nóng có cấu tạo cơ bản là 1 bình chứa nước và các ống chân không. Các ống chân không này làm bằng thủy tinh hoặc hợp kim nhôm, bên trong là môi trường chân không. Các ống được đặt theo phương dốc xuống. Điều này giúp cho nước trong bồn chứa sẽ chảy xuống và lắp đầy các ống chân không này.
Khi có ánh nắng mặt trời chiếu qua, các ống sẽ hấp thụ nhiệt từ mặt trời và làm nóng nước bên trong. Loại máy nước nóng ống chân không được sử dụng phổ biến nhờ có giá thành rẻ.
Máy nước nóng năng lượng mặt trời ống dầu
Có cấu tạo tương tự như máy nước nóng ống thường, tuy nhiên nó được bổ sung thêm dung môi hấp thụ nhiệt. Máy sử dụng ống dầu sẽ hấp thụ nhiệt được tốt hơn, làm nóng nước nhanh hơn và đồng thời duy trì được nước nóng lâu hơn so với ống thường. Ước tính loại máy này có thể giữ nhiệt được tới 96 – 120 giờ kể cả khi không được cung cấp năng lượng nữa.
Máy nước nóng năng lượng mặt trời loại tấm phẳng
Máy nước nóng tấm phẳng có cấu tạo khác với các loại máy có ống dẫn thông thường. Loại máy này hấp thụ nhiệt bằng một tấm phẳng được làm từ vật liệu hấp thụ nhiệt (thủy tinh, inox, nhôm,…) được phủ lớp kính cường lực bên trên. Máy nước nóng sử dụng tấm phẳng được điều khiển bằng điện thông qua một thiết bị điều khiển.
Ưu điểm của loại máy này là có thể linh động vị trí mà không phụ thuộc vào việc có bồn chứa nước hay không. V loại bình nước cấp nóng này sử dụng ống bơm nước riêng. Vào mùa đông, không có đủ nguồn năng lượng từ mặt trời thì bạn có thể sử dụng nguồn điện để làm nóng nước. Việc này khá thuận tiện thay vì làm nóng thủ công như các loại máy làm nóng ống dẫn thông thường.
Tuy nhiên, hạn chế của máy nước nóng tấm phẳng lại phụ thuộc vào nguồn điện. Do phụ thuộc vào điện năng nên nếu bị sự cố mất điện thì máy nước nóng sẽ không hoạt động được. Thêm vào đó, giá thành và chi phí lắp đặt của loại máy này cũng rất đắt, dao động từ 20 triệu – 80 triệu đồng/máy.