LAVABO TỦ CAO CẤP CL-05
Cũng có thiết kế dạng treo tường nhằm làm giảm nguy cơ xâm nhập ẩm từ nước trên sàn nhà vào trong tủ nhưng mẫu tủ chậu lavabo dương bàn lại có điểm khác biệt so với mẫu vừa giới thiệu, đó là phần chậu rửa/bồn rửa nhô cao lên khỏi mặt bàn. Nghĩa là phần mặt bàn của tủ nằm phía dưới so với miệng của bồn rửa/chậu rửa. Ưu điểm của loại bồn rửa này là dễ thay thế, sửa chữa nhưng ngược lại, chúng chiếm nhiều không gian hơn.
Hiện nay, kết cấu của lavabo (bồn rửa) và tủ chậu lavabo đi liền nên khi lựa chọn chất liệu, ta cần xét đến cả hai bộ phận này. Đầu tiên, bồn rửa thường được làm bằng chất liệu inox, đá, sứ phủ men,… trong đó, chất liệu sứ phủ men trắng là được sử dụng phổ biến nhất vì vừa đảm bảo độ bền, khả năng chống nước, vừa có vẻ ngoài sang trọng, đẹp mắt, lại có mức giá phải chăng, phù hợp với nhiều gia đình.
Với tủ chậu lavabo, bạn có thể bắt gặp chất liệu gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo, nhựa pvc, hợp kim, kính cường lực… Tuy nhiên, nếu xét trên nhiều phương diện như khả năng chống xâm nhập ẩm, dễ vệ sinh, độ bền cao thì tủ bằng kính cường lực hoặc nhựa, inox vẫn được nhiều người lựa chọn hơn là vật liệu gỗ. Đặc biệt, kính cường lực được gia cố độ bền, chống giòn tuyệt đối kết hợp với việc gia cố các góc bằng inox 304, phủ men Nano Snow và tạo hoa văn trên nền kính bằng men màu Ceramic sẽ là ý tưởng không tồi dành cho bạn.
Kích thước của tủ chậu phụ thuộc hoàn toàn vào không gian, nơi mà bạn muốn đặt tủ chậu trong nhà tắm. Ngoài ra, yếu tố này còn có mối liên hệ với lượng đồ, vật dụng mà bạn muốn hàm chứa bên trong. Tất nhiên, kích thước tủ chậu phải tương thích với kích thước bồn rửa, đảm bảo có độ rộng tương đối ở phần mặt bàn quanh miệng bồn rửa nhằm đảm bảo sự cân xứng. Do đó, trước khi lựa chọn tủ chậu cũng như chậu lavabo, bạn cần đo đạc chính xác số đo ba chiều ở vị trí đặt cũng như nhu cầu thực tế để tìm ra kích thước phù hợp nhất với không gian nhà tắm của gia đình.